B́nh đẳng từ cả hai phía

Khái niệm "săn đầu người" được biết đến khi nền kinh tế thị trường phát triển, các doanh nghiệp nhận thức và đánh giá đầy đủ về vai tṛ con người trong phát triển kinh doanh, sản xuất của đơn vị ḿnh. Bắt đầu từ các doanh nghiệp nước ngoài , liên doanh mở "chiến dịch" t́m kiếm các sinh viên ưu tú, thực sự có tŕnh độ tại các trường đại học về công ty ḿnh với những bản hợp đồng, chế độ đăi ngộ hấp dẫn. 

Sự thay đổi tư duy về mối quan hệ giữa nhà tuyển dụng và người lao động đă nâng dần sự b́nh đẳng từ cả hai phía. Quan hệ b́nh đẳng đó được thể hiện qua nhu cầu thực tế của cả hai bên. Người lao động có nhu cầu t́m việc, doanh nghiệp cũng t́m người phù hợp với vị trí mà ḿnh đang cần tuyển. 

Hiện nay, không ít đơn vị c̣n nh́n nhận tuyển dụng nhân sự là ban ơn cho người lao động. Chính v́ thế, khi thông báo tuyển dụng hay trong những buổi phỏng vấn, các nhà tuyển dụng thường có thái độ áp đặt với người lao động, thể hiện qua một số vấn đề như: Mức lương trả cho người lao động, chế độ làm việc, yêu cầu về tŕnh độ, năng lực quá cao so với vị trí cần tuyển... Có đơn vị tuyển dụng đưa ra mức lương gói gọn 400.000đ/tháng, không có bất cứ sự hỗ trợ nào về ăn giữa ca, trang phục, bảo hiểm y tế... 

Giám đốc một công ty TNHH sản xuất nhựa, khi tuyển dụng lao động cho đơn vị ḿnh, đă "tuyên bố": Người lao động thất nghiệp rất nhiều, chúng tôi chỉ ra một thông báo th́ hồ sơ có hàng núi. 

Chính bởi suy nghĩ như vậy nên nhiều đơn vị không thực sự quan tâm đến quyền lợi của người lao động, khiến họ chỉ vào làm việc một thời gian rất ngắn rồi lại bỏ, doanh nghiệp lại phải tuyển ngựi khác. Cái ṿng luẩn quẩn như vậy không chỉ ảnh hưởng đến người lao động, mà c̣n ảnh hưởng ngay đến doanh nghiệp.

Tuyển dụng có văn hóa, nhân sự mới bền vững


Trao đổi với chúng tôi, đại diện một nhà tuyển dụng cho biết, đơn vị của ông không chỉ quan tâm đến tŕnh độ nghiệp vụ mà c̣n rất chú trọng đến tư cách người lao động thông qua ứng xử và tác phong sinh hoạt. 

Ông cho rằng, một tập thể chỉ mạnh và hoạt động có hiệu quả khi mỗi thành viên trong đó đều tôn trọng lẫn nhau, có văn hoá trong ứng xử. Chính v́ vậy, mọi ứng viên không thể hiện được điều đó, chúng tôi đều không chấp nhận. Nhiều trường hợp, ứng viên bị loại ngay từ ṿng một do chuẩn bị hồ sơ quá cẩu thả, đơn xin việc viết quá ẩu. Cũng có những ứng viên bị từ chối do trang phục quá luộm thuộm, trang điểm loè loẹt hay tác phong khi trả lời phỏng vấn thiếu nghiêm túc...

Từ những hành vi rất cụ thể cũng nói lên nét văn hoá trong tuyển dụng. Đă có nhiều cuốn sách hướng dẫn cách hành xử giúp người lao động khi tham gia các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, để làm sao gây thiện cảm nhất cho nhà tuyển dụng. 

Tuy nhiên, từ khái niệm b́nh đẳng trong tuyển dụng cho thấy, điều này không chỉ đ̣i hỏi từ phía người lao động mà cần được chính những nhà tuyển dụng quan tâm. Nhà tuyển dụng có quyền đánh giá ứng viên thông qua tác phong, cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói... th́ người lao động cũng có quyền đánh giá nơi ḿnh xin vào làm việc thông qua người đại diện của đơn vị đó. Môi trường làm việc có văn hoá hay không? Các thành viên trong công ty có tôn trọng lẫn nhau?... được thể hiện rất nhiều thông qua chính người đại diện của công ty đó. 

Có đơn vị đă lựa chọn được một số hồ sơ rất phù hợp, nhưng khi thông báo cho ứng viên đến nhận việc th́ họ lại từ chối. T́m hiểu kỹ th́ được biết, vị trưởng pḥng tổ chức trong buổi phỏng vấn đă có những hành vi không đẹp với một ứng viên nữ, nên hầu hết ứng viên "tẩy chay" công ty này...

Để doanh nghiệp có được đội ngũ nhân viên chất lượng và người lao động cũng có việc làm phù hợp, ổn định th́ cả nhà tuyển dụng và người lao động phải hiểu rơ quyền lợi cũng như trách nhiệm của ḿnh. Đó cũng là một nét đẹp của văn hoá tuyển dụng vậy.