I- Một vài vấn đề về quản lư con người

 ENGLISH  |  TIẾNG VIỆT    

 

Hơn 8000 năm trước, khi con người sống thành xă hội th́ người ta đă ư thức được vị trí rất quan trọng của con người trong tổ chức.

Đến các nhà tư tưởng thời cổ đại, ví dụ như trong lư thuyết thiên, địa nhân đă khẳng định, trời đất biến đổi khôn lường nhưng cũng không phức tạp bằng sự biến đổi trong tâm lư người. Được ḷng người là được tất cả, thu phục được ḷng người sẽ chiến thắng. (Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hoà.)

Cho đến khi môn Khoa học quản lư ra đời và trở thành một môn khoa học độc lập, người ta thấy rằng cũng có rất nhiều yếu tố tham gia vào hệ thống quản lư như vật chất, kinh tế, văn hoá, thông tin… nhưng yếu tố con người vẫn là một yếu tố quan trọng nhất của ngành khoa học này.

Ngày nay, trong nền kinh tế tri thức, khi mà trong giá trị sản phẩm hơn 80% là hàm lượng chất xám, tài sản trí tuệ điều hành tài sản của các công ty th́ yếu tố con người càng được đặt vào một vị trí quan trọng. Hăy tưởng tượng, trong hầu hết các ngành nghề, người ta dễ dàng đặt mùa các loại máy móc thiết bị như mua tận gốc của một công ty lớn. Chất lượng của các trang thiết bị cũng hoàn toàn giống nhau kể cả tính năng cũng như công dụng của chúng. Giả sử một công ty vừa mất tất cả các máy móc thiết bị nhưng kỹ năng sản xuất vẫn c̣n nguyên th́ họ có thể nhanh chóng phục hồi tái tạo lại nhà xưởng. Nhưng nguợc lại, một công ty mất kỹ năng tay nghề, mất người quản lư th́ dù có giữ được trang thiết bị cũng không thể đứng vững trên thương trường.

Tóm lại, muốn tồn tại và phát triển, không thể không nghiên cứu yếu tố con người. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lư, con người lại càng trở nên nhân tố trung tâm không thể thiếu. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp của tiểu luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến cách nh́n nhận con người trong hệ thống tổ chức quản lư, quản lư con người là ǵ, quản lư như thế nào và để quản lư con người những người quản lư (lănh đạo) phải cần có những ǵ.

A. Con người trong hệ thống quản lư.

Như chúng ta biết, việc quản lư con người, tập thể là nhiệm vụ chính của việc quản lư không chỉ đối với toàn xă hội và đối với từng cấp, ngành, xă hội. Có thể nói, con người có vai tṛ chủ đạo trong hệ thống quản lư. Trong lĩnh vực quản lư người ta xém xét con người và hoạt động của con người trên 3 góc độ.

· Con người với tư cách là chủ thể quản lư: cùng với năng lực, uy tín, nhân cách của ḿnh giúp co người đưa ra các quyết định quản lư của ḿnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tổ chức và sự phát triển của tổ chức.

· Con người với tư cách là khách thể quản lư (hay đối tượng quản lư): Đó là những người dưới quyền ở nhiều cấp độ cá nhân, tập thể… với những đặc điểm văn hoá, nhân cách riêng của họ.

· Thứ 3 nh́n nhận con người trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể quản lư (mối quan hệ giữa những người lănh đạo và người dưới quyền)

Tuy nhiên, con người và tập thể không thụ động trước tác động quản lư bởi mỗi người đều có ư chí, ư thức, có những lợi ích và nhu cầu riêng, có nhận thức về các sự kiện. Trong hệ thống quản lư, con người có thể tiếp nhận các quyết định quản lư, tuân theo nó hoặc có thể không tiếp nhận hay chỉ tiếp nhận ở một mức độ nhất định. Chính v́ thế trong việc quản lư con người không thể theo các quyết định cứng nhắc mà mang tính linh hoạt, mềm dẻo.

B. Quản lư con người là ǵ, quản lư như thế nào?

Con người là tổng hoà các quan hệ xă hội, con người sống trong xă hội và không thể tách rời xă hội do đó quản lư con người không thể tách rời xă hội. Có thể nói “Quản lư con người một cách có khoa học là phải thiết lập được sự hài hoà, tối ưu giữa những lợi ích, nguyện vọng và sự phát triển của cá nhân, tập thể cũng như phải điều hoà được những yêu cầu của cá nhân, tập thể và xă hội với nhau”.

Quản lư con người là một công việc khó khăn phức tạp không phải ai cũng có thể làm được. Với quan niệm về bản chất quản lư con người như trên, chúng ta có thể luận giải nó quan các mặt cụ thể sau:

· Quản lư con người trước tiên là phải xác định được vị trí đúng đắn của mỗi người trong tập thể, trong hệ thống xă hội, quy định rơ chức năng, quyền hạn và vai tṛ xă hội của họ.

· Quản lư con người có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng con người; hướng dẫn, giúp đỡ họ thực hiện vai tṛ xă hội, những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của họ với tư cách là một chủ thể hoạt động ở vị trí của họ trong hệ thống tổ chức. ở đây, vai tṛ của công tác giáo dục, đào tạo có ư nghĩa vô cùng quan trọng được các nước đưa lên quốc sách hàng đầu.

· Quản lư con người c̣n có ư nghĩa là tạo ra cho mọi cá nhân (trước hết là trong công việc và trong sinh hoạt) những điều kiện thuận lợi nhất để họ thực hiện tốt nhất vai tṛ xă hội của ḿnh; gắn lợi ích của mỗi cá nhân với lợi ích của tập thể, dân tộc.

Như vậy, muốn tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân trong tổ chức thực hiện vai tṛ xă hội của ḿnh, người lănh đạo cần giúp họ thích nghi, hoà hợp với nhau, với tập thể nhằm tạo cho cá nhân vừa có tính độc lập, sáng tạo, vừa có mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa họ và các thành viên khác. Thực tế cho thấy, có một số yếu tố của sự thích ứng, hoà nhập sau:

· Sự thích ứng về mặt thể chất, sinh lư, về những điều kiện của hoạt động: tŕnh độ chuyên môn, kỹ thuật, mức độ căng thẳng, thời gian làm việc…

· Sự thích ứng với nhau về mặt tâm lư, khí chất, tính cách, xu hướng, định hướng giá trị, hứng thú, quan niệm, thói quen… nhằm tạo ra không khí tâm lư tốt trong tập thể.

· Sự thích nghi về mặt xă hội – tâm lư, sự thích nghi giữa cá nhân và tập thể, đồng nghiệp với lănh đạo… giúp cho mọi người có nhận thức và chấp nhận tự giác các quy tắc, các giá trị, tiêu chuẩn hành vi đă được quy định bởi tập thể xă hội.

Quản lư con người c̣n có nghĩa là thường xuyên kiểm tra xem mỗi con người có thực hiện đúng vai tṛ xă hội của ḿnh hay không.

Muốn làm được điều đó cần thường xuyên tác động, uốn nắn và đánh giá đúng về kết quả hoạt động của con người (phải hiểu rơ các nét tâm lư chung của những người bị lănh đạo để có những cách thức cư xử hợp lư.)

c. Để quản lư con người, nhà quản lư cần ǵ?

1. Một trong những yêu cầu đầu tiên đề ra cho người lănh đạo đă được Onosandro Vizantiez Mavriky (thế kỷ 11) tŕnh bày gồm:

· Người ta muốn thấy người lănh đạo nghĩa cả và công bằng, có kinh nghiệm trong công việc của ḿnh, thông minh và quyết đoán. Đối với mọi việc anh ta đều có thái độ b́nh tĩnh và tựu tin, b́nh dị và biết kiềm chế trong cư sử, không quá bận tâm về bản thân và những nhu cầu của ḿnh. Lường tránh tính tham lam và vụ lợi v́ người vụ lợi th́ người tốt không yêu mến mà kẻ thù th́ coi khinh.

· Người lănh đạo phải tôn trọng các quyền của thuộc cấp, ít ngủ và thường đêm nghĩ xem trong tương lai phải làm ǵ.

· Sau khi đă quyết định phải hành động mau lẹ, bởi lẽ dịp may hiếm đến phải kịp thời chớp thời cơ. Không phởn chí khi thành công và không ngă ḷng khi thất bại.

· Biết tiên đoán là một trong những phẩm chất giá trị nhất.

· Phải biết xác định chính xác có thể giao cho ai làm việc ǵ. Nên tránh xa những kẻ láu cá hơn là những người dữ tính.

2. F.Tailor, người được coi là cha đẻ của khoa học tổ chức và quản lư hiện đại cho rằng một người quản lư giỏi cần có những tố chất sau: trí thông minh, có học vấn, có kinh nghiệm, khôn khéo, linh hoạt, có nghị lực sáng suốt, trung thực, suy nghĩ lành mạnh, có sức khoẻ.

3. Theo B.Karlof trong “Chiến lược làm ăn” năm 1991 có đưa ra: “Một người lănh đạo giỏi là người vững tin, cởi mở, ham học hỏi, biết chấp nhận, hướng vào kết quả, dứt khoát, có óc phê phán, có kinh nghiệm, biết chấp nhận khi phạm sai lầm, có sức lôi cuốn thuyết phục và gây được ḷng tin, nhiệt t́nh, b́nh tĩnh, biết lắng nghe người khác, thiện tâm và chu đáo, tự do, niềm nở, mềm dẻo, sẵn sàng giúp người khác phát triển”

4. Theo ư kiến của R.Herstenberg – người đứng đầu tập đoàn General Motos người quản lư cần có:

· Yêu cầu thứ nhất là phải có kiến thức sâu rộng. Mỗi nhà quản lư cần phải biết thực hiện công việc của ḿnh một cách chuyên nghiệp. Phải có tinh thần cầu thị và ư thức tự hoàn vốn tri thức của ḿnh.

· Yêu cầu thứ hai là phẩm cách và tinh thần trách nhiệm rất cao trong mọi việc

· Yêu cầu thứ ba là phải biết cảm nhận cái mới và dám mạo hiểm.

· Yêu cầu thứ tư là phải nhạy cảm và năng động.

· Yêu cầu thứ năm là năng lực làm việc cao, thường xuyên muốn trở nên giỏi giang hơn để hoàn thành công việc được tốt.

5. Theo ư kiến của Vương Lạc Phu và Tưởng Nguyệt Thần trong cuốn “Khoa học lănh đạo hiện đại” NXB Chính trị Quốc gia 2001 có đề cập đến 4 nhóm năng lực:

· Những phẩm chất về chính trị tư tưởng: Họ coi nhóm này là linh hồn sống, là hạt nhân của lănh đạo, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan, quan điểm về giá trị, tư duy lănh đạo, nó phản ánh cả tŕnh độ tư duy chính trị của người lănh đạo. Hai ông nhấn mạnh: “người lănh đạo phải có lập trường chính trị kiên định và phải một ḷngmột dạ phục vụ nhân dân”

· Những phẩm chất về tri thức: Phải có một tŕnh độ nhận thức phù hợp về mặt lư luận cũng như về văn hoá, tri thức chuyên môn, quản lư và pháp luật.

· Nhóm các phẩm chất năng lực: Đưa ra 2 loại năng lực cơ bản phải có ở người lănh đạo là năng lực sáng tạo (phải có tài quan sát, tài dự kiến, tài quyết đoán, tài ứng biến). Thứ hai đó là năng lực tổng hợp thể hiện ở khả năng thu thập và xử lư thông tin, tổng hợp các tri thức, điều hoà lợi ích.

· Nhóm các phẩm chất về tâm lư: Hai tác giả nhấn đến ba kỹ năng biết nói, biết viết và biết đi.

6. Các tác giả Việt Nam phát triển từ quan điểm đức – tài cũng nhấn mạnh đến 3 nhóm đặc điểm đó là: Nhóm về tư tưởngchính trị, nhóm các phẩm chất tâm lư đạo đức và nhóm các phẩm chất năng lực.

Tóm lại để quản lư con người thành công, yếu tố người lănh đạo là quan trọng nhất. Từ các tiêu chí về phẩm chất của người cán bộ lănh đạo, người quản lư trên. Chúng ta cần có cách nh́n đa chiều nhưng cũng phải chọn lọc để phù hợp với điều kiện văn hoá từng nước và hoà nhập cùng xu thế của thế giới. Chúng tôi có nhiều điểm đồng ư với những tổng kết sau của tác giả Thương Mưu Tử về cách quản người.

“Cách quản người lấy phục tùng làm gốc. Nếu muốn người khác phục tùng người lănh đạo phải có tố chất cao hơn người một cái đầu, phải có biện pháp khiến người ta tin phục, chế độ quản lư chặt chẽ và nguyên tắc kiên định. Bản lĩnh nh́n người, nhận biết con người, biết tỏ rơ uy nghiêm ngăn cấm và lời nói thuyết phục ḷng người”

Chúng ta sẽ xem xét từng yếu tố trên:

Tố chất của người lănh đạo

· Lấy đức quản người: Người xưa nói “Bản thân phải chính trực, không cần ra lệnh cấp dưới vẫn nghe theo, bản thân không chính trực, có ra lệnh cấp dưới cũng không thi hành” Như vậy, người lănh đạo lợi dụng chức quyền, vi phạm pháp luật, kỷ luật làm tổn hại đến của công v́ lợi ích cá nhân th́ sẽ mất hết uy tín. Ngược lại “Không tư lợi, thân giá sẽ cao, không kiêu căng, uy càng lớn”

· Lấy học thức quản người: Một người lănh đạo nếu không có đủ tri thức và tŕnh độ nghiệp vụ cao, thậm chí vô học mà lại khoa chân múa tay trứoc mặt cấp dưới có chuyên môn thật khó tưởng tượng liệu có ai phục anh ta. Ví dụ hiệu trưởng một trường lại không thể lên lớp giảng bài, viện trưởng bệnh viện lại không biết ǵ về y thuật, th́ làm ǵ có uy tín. Ngựoc lại, nếu có đầy đủ chuyên môn cần thiết, không những có thể vận dụng hiểu biết của ḿnh lănh đạo tốt công tác của nàgnh ḿnh đồng thời lại có nhiều tiếng nói chung với cấp dưới. Người lănh đạo như thế ai cũng phải kính phục.

· Lấy tài quản người: Một người lănh đạo tài hoa có thể tạo ra cho người khác cảm giác tin cậy, an toàn dù trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn và hết sức nguy hiểm, nhân viên do người đó lănh đạo vẫn đồng tâm nhất trí theo người lănh đạo vượt qua mọi khó khăn. Nếu người lănh đạo có cách nói năng sinh động, lưu loát, ngắn gọn, có tính logic, có sức thuyết phục lan truyền th́ đó là một người lănh đạo có tư tưởng sâu sắc, hiểu biết rộng, tŕnh độ cao. C̣n nói năng thô thiển, khô khan, sáo rỗng, lề mề, câu sau không ăn nhập với câu trước, không hề có một sự khiêu gợi, khuyến khích khiến người ta cảm thấy đó là một người lănh đạo có tŕnh độ quá tồi.

Biện pháp của người lănh đạo

Dựa vào sự phát triển của lịch sử loài người, con người hiện đại chia biện pháp quản lư ra thành 4 loại:

· Quản lư truyền thống. Cấp dưới bị coi như “người máy”, “bộ phận máymóc”, quản lư một cách tàn nhẫn, phi nhân tính.

· Quản lư khoa học. Ông chủ coi cấp dưới là “con người kinh tế” chủ yếu dựa vào hiền tài và định mức để kích thích tính tích cực của con người.

· Khoa học hành vi. Coi cấp dưới là “con người xă hội, điều động tính tích cực của con người từ góc độ qua hệ giữa người với người”

· Quản lư hiện đại. Coi cấp dưới là “con người phức tạp”, chú ư nghiên cứu từ các khía cạnh thoả măn các yêu cầu cảu cấp dưới, điều động tính tích cực của họ.

Diễn biến từ “con người máy” đến “con người kinh tế” đến “con người xă hội” và “con người phức tạp” con người đă làm thay đổi được địa vị bị nô dịch,bị bóc lột, phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của họ, mở ra một tương lai rộng lớn.

Chế độ của người lănh đạo

Để quản lư người tốt th́ các tác giả Trung Quốc cho rằng cần có 4 chế độ phải duy tŕ:

· Xây dựng bộ máy quản lư nhân tài và đặt ra các quy tắc, chế độ quản lư nhân tài.

· Đề ra các chính sách, kế hoạch khai thác và phát triển nhân tài và giám sát t́nh h́nh thực hiện.

· Tổ chức giao lưu và luân chuyển hợp lư nhân tài giữ các vị trí khác nhau trong ngành, trong các xí nghiệp và trong nội bộ xí nghiệp.

· Xây dựng hồ sơ nhân tài, làm căn cứ để quản lư nhân tài.

Nguyên tắc của người lănh đạo

Nguyên tắc có thể lên, có thể xuống. Phải dựa vào tính chất khác nhau, tŕnh độ khác nhau của nhân tài để quản lư đúng vị trí và nâng cao tài năng từng cấp.

Nguyên lư điều tiết tầng thứ theo hệ thống. Quản lư phải có tầng thứ. Tầng thứ ít, biên độ quản lư phải rộng, biên độ quản lư hẹp, tàng thứ sẽ tăng.

Nguyên tắc bổ sung cho nhau. Xí nghiệp hiện đại cần phải có nhiều nhân tài.

Nguyên tắc phải theo t́nh h́nh động. T́nh h́nh công tác có thay đổi, nhân tài cũng sẽ thay đổi, nhân tài lưu động sẽ giúp cho việc phát huy tài năng.

Phương pháp của người lănh đạo

· Coi công việc của cấp dưới là việc của ḿnh.

· Phải hoà ḿnh với cấp dưới. Hành vi thường ngày của người lănh đọ cấp dưới đă nh́n thấy rơ. Đừng nên cho rằng ḿnh có thể thao túng mọi người măi măi, khi lợi ích thiết thân của nhân viên bị tổn hại, họ cũng sẽ vùng lên chống lại. Cho nên phải hoà ḿnh với họ, có thể xoá bỏ được ư nghĩ thù hằn của họ.

· Phải đặt ḿnh vào vị trí của họ. PhảI luôn xuất phát từ quan điểm của họ để kiểm nghiệm quyết định của ḿnh.

· Phải biết giao quyền, một người lănh đạo kinh doanh có hiệu suất cao cần phải hết sức phóng tay giao quyền để dành thời gian vào những việc người lănh đạo cần làm.

· Phải nói cho nhân viên biết những khó khăn, và ngăn ngừa những mâu thuẫn.

· Phải quan tâm đến nhân viên. Có khi chỉ quan tâm đến một việc nhỏ cũng có thể cải thiện rất lớn đến quan hệ quần chúng của bạn.

· Khai thác phát triển trí tuệ của nhân viên. Tranh thủ ư kiến của nhân viên dưới quyền, khiến họ phải động năo suy nghĩ, khai thác phát triển trí tuệ của họ.

· Phải biết lắng nghe nhiều loại ư kiến. Khi đưa ra quyết định, phải biết lựa chọn những phương án có thể lựa chọn. Phương án tốt là phương án được chọn ra qua việc loại các phương án kém hơn.

· Phải quan tâm đến cách thức bố trí các nhiệm vụ. Người cấp trên thông minh nhất là người rất ít phải sử dụng đến uy quyền.

· Phải nh́n vào kết quả công việc chứ không phải lượng công việc nhiều hay ít. Đánh giá một con người phải chú trọng đến những cống hiến của anh ta.

· Phải có dúng khí nói “không”. Một nhà kinh doanh giỏi phải có dũng khí nói không và sau chữ không mạnh mẽ đó phải làm cho cấp dưới thấy sự uy nghiêm của người lănh đạo.

Bản lĩnh của người lănh đạo

· Phải biết nói năng: Đó là năng lực cơ bản nhất của con người dù là ra lệnh, biện hộ cho bản thân hay tŕnh bày lập trường của ḿnh, nếu nói năng khéo léo có thể có được hiệu quả lớn gấp bội.

· Quan hệ tốt với mọi người: Đó là một nghệ thuật, trong đời sống hàng ngày, có nhiều lúc ta phải có quan hệ với người khác, cả khi quan hệ với cấp dưới khó xử ta vẫn là người chiến thắng.

· Phải có tính hài hước: Tính hài hước là một vũ khí khá quan trọng trong công tác quản lư v́ nó có thể hoá giải mối quan hệ căng thẳng giữa người với người, có thể làm dịu sự căng thẳng giữa người này với người kia, đó là một công cụ không đắt mà lại có hiệu quả nhất.

Lời nói của người lănh đạo

· Phải học cách nói năng để có tài nói.

· Phải có tính quyền uy, người lănh đạo cần phải sử dụng ngôi thứ nhất “tôi” làm cách nói khẳng định.

· Thường dùng cách nói ở thời hiện tại, không được dùng “lần sau anh nhất định phải giữ b́nh tĩnh” v́ thật sự là nếu bỏ qua một lần th́ lần sau người lănh đạo cũng sẽ bỏ qua như thế, như vậy sẽ không tạo được sự uy nghiêm, không bao giờ xoá bỏ được hiện trạng.

· Cách nói nhật định phải rơ ràng, tuyệt đối không được phép do dự trù trừ. Nhất thiết phải tránh cách nói dùng những từ như “tương đối” hoặc “nếu có điều kiện” mà phải dùng các cụm từ khẳng định “anh phải hiểu”, “anh phải thực hiện như thế”

· Mỗi lần chỉ nói một việc. Không được nói kèm việc này vào việc khác, khi nói lư do, chỉ nói 1 lư do, không nói nhiều nữa.

· Tăng cường ngữ khí trong lời nói sẽ làm lời nói có thêm sức mạnh. Ví dụ cách nói “mọi người phải tin tưởng” cũng tốt nhưng nếu thêm vào thành “tôi tin mọi người đều tin tưởng” th́ hiệu quả c̣n tốt hơn nữa.

· Nghĩ kỹ rồi hăy nói. Tuyệt đối kiêng kị nói ra một việc chưa được suy nghĩ kỹ, v́ lỡ một, hai lần nhất định sẽ làm cấp dưới mất tin tưởng. Cho nên khi đề ra mục tiêu phải thực tế và có khả năng thực hiện được. Các cụm từ như “vĩnh viễn”, “tuyệt đối”, “hoàn mỹ”, “hoàn toàn” nên tránh dùng.

· Nên vận dụng những câu danh ngôn. Những câu danh ngôn lập chí cần được treo ở chỗ dễ thấy để có thể vận dụng được thường xuyên nhờ đó mà nâng cao uy tín.

Tổng kết

Phải nhấn mạnh lại xă hội càng phát triển th́ vai tṛ của nhân tố con người và quản lư, tổ chức con người lại càng quan trọng. Quản lư con người hiện nay vừa được xem như một ngành khoa học vừa được xem như một nghệ thuật v́ quản lư con người là quản lư các cấu trúc phức tạp với những yếu tố bản sắc, những nhân cách riêng của từng cá nhân không ai giống ai. Bởi vậy, để quản lư con người cần những người có tài và phải được đào tạo một cách bài bản. Những nhà quản lư này cũng sẽ phải tự ư thức việc học liên tục, học suốt đời không ngừng hoàn thiện năng lực quản lư của ḿnh v́ xu hướng của xă hội và những con người của xă hội hiện nay biến đổi ngày càng nhanh. Nhà quản lư nếu không “học liên tục” sẽ bị tụt hậu không đủ khả năng quản lư công việc và những người dưới quyền có hiệu quả.

 

 

II- Tầm quan trọng của Quản trị nhân lực

 

Quản trị nhân lực (Human Resources Management - HRM) là một tên gọi khá mới trong chuỗi khái niệm và thông lệ liên quan đến quản lư con người. Thực ra, trong suốt hơn 50 năm qua, thuật ngữ này đă được sử dụng phổ biến ở Mỹ để thay thế cho thuật ngữ quản lư nhân sự (Personnel Management). Càng về sau này, HRM được nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là Úc, các nước vùng Scandivania và Nam Phi. HRM được đánh giá là một khâu hết sức quan trọng trong quá tŕnh sản xuất. Nó được xem là một hướng tiếp cận chiến lược liên kết vấn đề quản lư nhân sự với việc đạt được các mục tiêu kinh doanh [1]

Như Storey J. đă giới thiệu trong cuốn Quản trị nhân lực: Một vấn đề quan trọng (Human Resources Management: A Critical Text, 2001), thật khó có thể tưởng tượng được rằng mới chỉ một thập niên trước đây, thuật ngữ HRM rất ít được sử dụng, ít nhất là ngoài nước Mỹ, thế mà giờ đây nó đă trở nên quá quen thuộc và phổ biến trên phạm vi toàn cầu và mỗi tuần qua đi lại có một cuốn sách hay ấn bản về chủ đề HRM ra đời.

Cũng theo Storey, mặc dù đă có một số lượng lớn sách, báo, hội nghị, v.v... bàn về HRM, tuy nhiên nó vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu và do vậy vẫn c̣n tồn tại nhiều điều mâu thuẫn, trái ngược. Các vấn đề như bản chất và lĩnh vực HRM, các đặc tính của hoạt động nhân sự, phạm vi, căn nguyên cũng nhu kết quả và ảnh hưởng của hoạt động nhân sự.

Cùng với các tác giả về HRM khác, Storey chỉ rơ các yếu tố đầu vào từ một lĩnh vực rộng hơn đă nâng cao tầm quan trọng của HRM, bao gồm:

- Lư thuyết dựa vào nguồn lực của doanh nghiệp

- Tổ chức học hỏi (Learning Organisation) [2]

- Quản trị kiến thức (Knowledge Management)

Đứng trên góc độ quy tŕnh kinh doanh, Cakar và Bititci (2001) [3] viết:

"Có thể tổng kết rằng những năm 1980 là thập niên của tự động hoá. Trong ngành sản xuất công nghiệp nặng, FMS, FAS, Robot, AGV's, v.v... đă trở nên quá quen thuộc. Thập niên 90 dành cho con người và bằng chứng là việc đưa ra khái niệm 'quản lư chất lượng tổng hợp' (Total Quality Management - TQM) chú trọng tới phân công lao động, huy động sự tham gia, tăng cường tính sở hữu kết hợp với nhóm làm việc theo chức năng, xây dựng nhóm làm việc tự quản, v.v... 'Mô h́nh kinh doanh đặc thù châu Âu' (European Business Excellence Model - EFQM) cùng với những sáng kiến khác như 'đầu tư vào con người' (Investor in People) của Anh đă đưa vai tṛ và tầm quan trọng của con người cũng như nhu cầu cần có những quy tŕnh quản lư con người bền vững lên một mức cao hơn bao giờ hết."

"HRM (hay c̣n gọi là People Management - Quản lư con người) là một yếu tố đầu vào hết sức cần thiết nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. Theo mô h́nh EFQM, tiêu chí HRM đề cập đến các yếu tố như quy hoạch, quản lư và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; xác định, phát triển và duy tŕ kiến thức và năng lực của người lao động; khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao động. Tất cả các yếu tố này đều có tác động tới kết quả kinh doanh bởi nhân lực là một loại tài sản cố định chính của doanh nghiệp. HRM có tác động đặc biệt to lớn trong hoạt động của các ngành sản xuất chế tạo."

"Ngoài ra, các quy tŕnh kinh doanh cũng là chủ đề chính ở thập niên 90. Kể từ khi Hammer và Champy cho ra đời công tŕnh nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này năm 1993, cho đến nay đă có rất nhiều công tŕnh đi sâu khám phá và nghiên cứu các mô h́nh và cấu trúc quy tŕnh kinh doanh. Cấu trúc quy tŕnh kinh doanh CIM-OSA [4] (Maul và các tác giả khác, 1995 và ESPRIT Consortium AMICE, 1991) phân loại các quy tŕnh kinh doanh thành (1) quy tŕnh quản lư, (2) quy tŕnh hoạt động và (3) quy tŕnh hỗ trợ. Trong cấu trúc này, HRM được đánh giá là một quy tŕnh hỗ trợ cùng với tài chính và công nghệ thông tin. Do đó, HRM cần được hiểu là một quy tŕnh kinh doanh nhằm mục đích tăng cường hiệu quả sản xuất."

Quan điểm trên tất nhiên có thể áp dụng với các ngành dịch vụ, ngành phi lợi nhuận cũng như các cơ quan hành chính.


[1] Quản trị nhân lực (HRM) là khoa học về quản lư con người dựa trên niềm tin cho rằng nhân lực đóng vai tṛ quan trọng bậc nhất tới sự thành công lâu dài của tổ chức hay doanh nghiệp.  Một tổ chức/ doanh nghiệp có thể tăng lợi thế cạnh tranh của ḿnh bằng cách sử dụng người lao động một cách hiệu quả, tận dụng kinh nghiệm và sự khéo léo của họ nhằm đạt được các mục tiêu đă đặt ra. Quản trị nhân lực nhằm mục đích tuyển chọn được những người có năng lực, nhanh nhạy và cống hiến trong công việc, quản lư hoạt động và khen thưởng kết quả hoạt động cũng như phát triển năng lực của họ.' (A. J. Price. Human Resource Management in a Business Context, International Thomson Business Press. 2nd edition. 2004)

[2] Khái niệm 'tổ chức học hỏi' (Learning Organisation) xuất phát từ hai nguồn chính: ư tưởng "công ty học hỏi" (learning company) của Pedler và một số tác giả khác (1991) và ư tưởng 'năm nguyên tắc' của Senge (1990). Theo Senge (1990) 'tổ chức học hỏi' là những tổ chức mà trong đó:

    - năng lực của con người nhằm đạt được kết quả làm việc như họ mong muốn luôn được củng cố và mở rộng;

    - cách nghĩ mới và cởi mở được khuyến khích, phát huy;

    - con người được tự do phát triển khát vọng tập thể;

    - các cá nhân luôn t́m cách học hỏi lẫn nhau

[3] Cakar F. và Bititci, người Mỹ, tác giả của bài tŕnh bày Human Resource Management as a Strategic Input to Manufacturing tại Hội nghị Lao động Quốc tế về Sản xuất chiến lược tổ chức ngày 26-29/08/2001 tại thành phố Aalborg, Đan Mạch

 

III- Mô tả công việc của Giám đốc Nhân sự

 

Mục tiêu công việc:
Duy tŕ và năng cao nhân sự của công ty bằng cách lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các chính sách, chương tŕnh và phương thức về nhân sự và mối quan hệ với nhân viên

Nhiệm vụ:
* Duy tŕ cấu trúc việc làm bằng cách cập nhật yêu cầu việc làm và mô tả công việc cho tất cả các vị trí.
* Duy tŕ đội ngũ nhân viên cho công ty bằng cách thiết lập một chương tŕnh tuyển dụng, kiểm tra và phỏng vấn; tư vấn các giám đốc về việc tuyển lựa ứng viên; thực hiện và phân tích các cuộc phỏng vấn nhân viên thôi việc; giới thiệu những thay đổi.
* Chuẩn bị cho nhân viên sẵn sàng nhận công tác bằng cách thiết lập và thực hiện các chương tŕnh huấn luyện.
* Duy tŕ một kế hoạch trả lương bằng cách thực hiện các cuộc thăm ḍ định kỳ về mức lương; lập kế hoạch và đánh giá công việc; chuẩn bị ngân sách trả lương; theo dơi và lập kế hoạch trả lương cho từng cá nhân; giới thiệu, lập kế hoạch và thực hiện việc chỉnh sửa cấu trúc lương.
* Đảm bảo việc lập kế hoạch, theo dơi và khen thưởng kết quả làm việc của nhân viên bằng cách huấn luyện các trưởng pḥng trong việc đào tạo và kỷ luật nhân viên; lên lịch hội nghị giữa ban giám đốc với nhân viên; lắng nghe và giải quyết những bất măn trong nhân viên; tư vấn nhân viên và giám sát viên.
* Duy tŕ chương tŕnh phúc lợi nhân viên và thông báo cho nhân viên biết các phúc lợi bằng cách nghiên cứu và đánh giá nhu cầu cũng như khuynh hướng phúc lợi; giới thiệu chương tŕnh phúc lợi cho ban giám đốc; điều khiển quy tŕnh xử lư các đ̣i hỏi phúc lợi; đạt được và đánh giá các hợp đồng bỏ thầu phúc lợi nhân viên; kư hợp đồng phúc lợi; thiết kế và thực hiện chương tŕnh giáo dục phúc lợi.
* Đảm bảo tuân thủ pháp luật bằng cách theo dơi và thực thi quy định của nhà nước về chính sách nhân sự.
* Duy tŕ đường lối quản lư bằng cách chuẩn bị, cập nhật và giới thiệu chính sách cùng thủ tục nhân sự.
* Bảo quản hồ sơ nhân sự bằng cách thiết kế một hệ thống tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ; duy tŕ hồ sơ trong quá khứ và hiện tại.
* Cập nhật kiến thức chuyên môn bằng cách tham dự các đợt tập huấn; đọc sách báo chuyên môn; duy tŕ mạng lưới cá nhân; tham gia các nghiệp đoàn.
* Đáp ứng các yêu cầu điều hành nhân sự bằng cách lập kế hoạch và phân công nhân viên; triển khai hành động dựa trên kết quả làm việc
* Duy tŕ lực lượng nhân viên pḥng nhân sự bằng cách tuyển dụng, định hướng và đào tạo nhân viên.
* Duy tŕ kết quả làm việc của pḥng nhân sự bằng cách tư vấn và kỷ luật nhân viên; lên kế hoạch, theo dơi và công nhận kết quả làm việc.
* Đóng góp cho nỗ lực của nhóm bằng cách đạt được những kết quả liên quan theo yêu cầu