Phần
8.
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG.
1.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.
- Thương lượng trực tiếp và dàn xếp giữa hai bên
tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp;
- Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn
trọng quyền và lợi ích của hai bên, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân
theo pháp luật;
- Có sự tham gia của đại diện công đoàn và của
đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
2.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp.
a)
Quyền của các bên tranh chấp
lao động.
- Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện của
mình để tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Rút đơn hoặc thay đổi nội dung tranh chấp.
- Yêu cầu thay đổi người trực tiếp tiền hành
giải quyết tranh chấp, nếu có lý do chính đáng cho rằng người đó không đảm bảo
tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp.
b)
Nghĩa vụ của các bên tranh chấp.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo
yêu cầu của các cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các thoả thuận đã đạt
được, biên bản hoà giải thành, quyết định có hiêu lực của cơ quan, tổ chức giải
quyết tranh chấp lao động, bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của Toà án nhân
dân, Toà lao động.
3.
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
a)
Tranh chấp lao động cá nhân:
-Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương đối với những
nơi không có Hội đồng hoà giải lao động cơ sở.
-Toà án nhân dân.
b)
Tranh chấp lao động tập thể:
- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện nơi không có Hội đồng hoà giải lao
động cơ sở.
- Hội đồng Trọng tài lao động cấp tỉnh. Hội đồng
trong tài quyết định theo nguyên tắc đa số, bằng cách bỏ phiếu kín.
- Toà án nhân dân.
4.
Trình tự giải quyết tranh chấp lao động.
a)
Tranh chấp lao động cá nhân:
- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành hoà
giải chậm nhất 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
- Hội đồng hoà giải đưa ra phương án hoà giải,
nếu hai bên chấp nhận thì lập biên bản hoà giải thành.
- Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một
bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai theo giấy triệu tập hợp lệ mà không có
lý do chính đáng, thì lập biên bản hoà giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều
có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết tranh chấp.
b)
Tranh chấp lao động tập thể:
- Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải
viên lao động tiến hành hoà giải chậm nhất là 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn
yêu cầu hoà giải.
- Hội đồng hoà giải đưa ra phương án hoà giải,
nếu hai bên chấp nhận thì lập biên bản hoà giải thành. Trong trường hợp hoà
giải không thành thì lập biên bản hoà giải không thành. Mỗi bên tranh chấp đều
có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh giải quyết.
- Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hoà giải
và giải quyết vụ tranh chấp lao động tập thể chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày
nhận được yêu cầu.
- Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án
hoà giải để hai bên xem xét. Nếu hai bên nhất trí thì lập biên bản hoà giải
thành. Nếu hoà giải không thành, thì hội đồng trọng tài lao động giải quyết vụ
tranh chấp và thông báo ngay quyết định của mình cho hai bên tranh chấp; nếu hai
bên không có ý kiến thì quyết định đó có hiệu lực thi hành.
Trường hợp tập thể lao động không đồng ý với
quyết định của Hội đồng trọng tài thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải
quyết hoặc đình công. Nếu người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của
Hội đồng trọng tài lao động thì có quyền yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết.
5.
Trình tự giải quyết một cuộc đình công.
- Việc đình công do Ban Chấp hành công đoàn cơ
sở quyết định sau khi được quá nửa tập thể lao động tán thưởng bằng cách bỏ
phiếu kín hoặc lấy chữ ký.
- Ban Cấp hành công đoàn cơ sở cử đại diện,
nhiều nhất là 3 người, để trao bản yêu cầu cho người sử dụng lao động, 1 bản cho
cơ quan lao động cấp tỉnh,1 bản cho Liên đoàn Lao động cấp tỉnh. Bản yêu cầu này
phải nêu rõ các vấn đề bất đồng, nội dung yêu cầu giải quyết, kết quả bỏ phiếu
hoặc lấy chữ ký tán thành đình công và thời điểm bắt đầu đình công.
6.
Những cuộc đình công bất hợp pháp.
- Cuộc đình công không phát sinh từ tranh chấp
lao động tập thể; vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động;
- Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp;
- Đình công khi Hội đồng hoà giải, Hội đồng
trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp;
- Đình công không doa Ban Chấp hành công đoàn cơ
sở quyết định; không được quá nửa tập thể lao động tán, không thông báo trước về
thời điểm đình công…
-
Đình công ở doanh nghiệp thuộc danh mục doanh
nghiệp không đình công do Chính phủ quy định.
<Back