Phần 5. TIỀN LƯƠNG.

1.     Nguyên tắc trả lương.

- Do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động;

- Trả theo năng suất lao độn, chất lượng và hiệu quả công việc;

- Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

- Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng thời hạn và tại nơi làm việc.

2.     Mức lương tối thiểu.

- 290.000 đ/tháng đối với các doanh nghiệp Việt Nam;

- Đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài:

 +) 626.000 đ/tháng đối với các doanh nghiệp năm trên địa bàn các quận của Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh;

 +) 550.000 đ/tháng áp dụng với các doanh nghiệp trên địa bàn các huyện của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; các quận của TP.Hải Phòng, TP. Biên Hoà và TP. Vũng Tàu…

 +) 487.000 đ/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp, đóng trên địa bàn các huyện tỉnh, thành phố còn lại.

 +) 417.000đ/tháng đến 487.000đ/tháng đối với một số doanh nghiệp đóng trên địa bàn khó khăn, hạ tầng cơ sở thấp kém thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định cho phép áp dụng trong một thời gian nhất định.

3.     Hình thức trả lương, khấu trừ vào lương.

a)    Các hình thức trả lương:

-Theo thời gian: giờ, ngày, tuần, tháng;

-Theo sản phẩm, theo khoán.

b)    Khẩu trừ tiền lương:

-Không được khấu trừ quá 30% tiền lương hàng tháng; phải cho người lao động biết lý do khấu trừ và thoả thuận với Ban Chấp hành công đoàn cớ sở.

-Không được áp dụng việc xử phạt bằng hình thức cúp lương của người lao động.

4.     Trả lương làm thêm giờ.

- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Vào ngày nghỉ hàng tuần, ít nhất bằng 200%.

- Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% (gồm 100% tiền lương của ngày nghỉ; và thêm ít nhất 200%);

- Nếu làm thêm vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày.

5.     Trả lương ngừng việc.

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương;

- Nếu do lỗi của người lao động thì không được trả lương;

- Những trường hợp khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc, hoặc vì sự cố điện nước, bất khả kháng thì được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp  hơn mức lương tối thiểu.

6.     Tiền thưởng.

- Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động;

- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành công đoàn cơ sở.

7.     Tiền lương khi doanh nghiệp phá sản, giải thể, sát nhập, phân chia, chuyển quyền sở hữu…

- Nơi sử dụng lao động kế tiếp phải trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động từ doanh nghiệp cũ chuyển sang.

- Trường hợp doanh nghiệp phá sản thì các khoản tiền lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội…là khoản nợ trước hết trong thứ tự ưu tiên thanh toán.

<Back