Phần 2. THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

1.     Nguyên tắc thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể.

Thoả ước lao động tập thể do đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động thương lượng và ký kết theo nguyên tắc:

- Tự nguyện;

- Bình đẳng;

- Công khai.

2.     Phạm vi áp dụng thoả ước lao động tập thể.

Các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời của doanh nghiệp thanh lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; các sơ sỏ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theơ hợp đồng lao động,…

3.      Đại điện thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể.

a)    Đại diện thương lượng:

 +) Bên tập thể lao động: là Ban Chấp hành công đoàn cơ  sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời (nơi chưa có tổ chức công đoàn)

 +) Bên người sử dụng  lao động; là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền theo Điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp.

b)     Đại diện ký kết:

 +) Bên tập thể lao động: là Chủ tịch Banh Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Banh Chấp hành công đoàn;

 +) Bên người sử dụng lao động: là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền theo Điều lệ tổ chức hoạt động hoặc giấy uỷ quyền của Giám đốc doanh nghiệp.

c)     Số lượng đại diện của các bên: do hai bên thoả thuận quyết định.

d)    Mỗi bên đều có quyền đề xuất yêu cầu ký kết và nội dung của thoả ước lao động tập thể.

Khi nhận được yêu cầu, bên nhân yêu cầu phải chấp nhận việc thương lượng và phải thoả thuận thời giạn bắt đầu thương lượng, chậm nhất là 20 ngày từ ngày nhận được yêu cầu.

Việc ký kết thoả ước lao động tập thể chỉ được tiến hành khi có trên 50% số người của tập thể lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thoả ước lao động tập thể đã được thương lượng.

4.     Nội dung thoả ước lao động tập thể.

Gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Việc làm và bảo đảm việc làm;

- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

- Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; định mức lao động;

- Bảo hiểm xã hội đối với người lao động.

5.     Đăng ký thoả ước lao động tập thể.

Thoả ước lao động tập thể đã ký kết phải làm thành 4 bản, trong đó:

- Người sử dụng lao động giữ một bản;

- Ban Chấp hành công đoàn cơ sở giữ 1 bản;

- Gủi công đoàn cấp trên 1 bản (do Ban Chấp hành công đoàn cơ sở gửi).

- Người sử dụng lao động giữ bản đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thộc Trung ương nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký.

6.     Hiệu lực thoả ước lao động tập thể.

- Có hiêu lực từ ngày do hai bên thoả thuận ghi trong thoả ước.

- Nếu hai bên không thoả thuận ngày có hiệu lực trong thoả ước thì thoả ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày ký.

7.     Thời hạn và việc sử đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể.

- Thoả ước lao động tập thể được ký với thời hạn từ 1 đến 3 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết thoả ước lao động tập thể thì có thể ký kết thời hạn dưới 1 năm.

- Việc sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể chỉ được thực hiện:

+) Sau 3 tháng đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 1 năm.

+) Sau  6 tháng đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 đến 3 năm.

- Trước khi thoả ước lao động tập thể hết thời hạn, hai bên có thể thương lượng để kéo dài thời hạn hoặc ký thoả ước lao động tập thể mới, nếu quá 3 tháng kể từ ngày thoả ước lao động thoả ước lao động tập thể hết hạn mà thương lượng không có kết quả thì thoả ước lao động tập thể đương nhiên hết hiệu lực.

- Khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp thì căn cứ vào phương án sử dụng lao đông để xem xét việc tiêp tục thực hiện, sửa đổi, bổ sung hoặc ký thoả ước lao động tâp thể mới.

8.     Thoả ước lao động tập thể vô hiệu.

- Thoả ước lao động tập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều, khoản trong thoả ước lao động tập thể trái với quy định của pháp luật

- Thoả ước lao động tập thể bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a)     Toàn bộ nội dung thoả ước lao động tập thể trái pháp luật;

b)    Người ký kết thoả ước lao động tập thể không đúng thẩm quyền;

c)     Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết.

- Cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền tuyên bố thoả ước thoả ước lao động tập thể vô hiệu từng phần hoặc toàn bộ.

- Nội dung đã ký theo điêm b và c nói trên có lợi cho người lao động thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động hướng dẫn để các bên ký kết lai theo đúng quy định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hướng dẫn; nếu hai bên không ký kết lại thì tuyên bố vô hiệu.

- Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia thoả ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật.

<Back