Phần 6. BẢO HIỂM XÃ HỘI.

1.     Trách nhiệm bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có xác định thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn phải đóng bảo hiểm xã hôi bắt buộc.

- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì người sử dụng lao động phải trả các khoản bảo hiểm xã hội vào lương(ốm đau, thai sản, tai lao động, bệnh nghề nghiệp..), nếu hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới thì người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.

2. Mức đóng bảo hiểm xã hội.

-Người lao động đóng góp 5% tiền lương;

-Người sử dụng lao động đóng góp 15% quỹ tiền lương.

3.     Các chế độ bảo hiểm xã hội

a)    Chế độ trợ cấp ốm đau:

 +) Người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tại nạn rủi ro được hưởng chế độ trợ cấp;

 +) Người lao động bị mắc bệnh điều trị dài ngày được nghỉ tối đa 180 ngày trong một năm;

 +) Người lao động có con nhỏ dưới  7 tuổi bị ốm đau được nghỉ việc chăm sóc con và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Thời gian tối đa là 20 ngày trong 1 năm(con dưới 3 tuổi) và 15 ngày trong 1 năm (con từ 3-7 tuổi);

 +) Người lao động thực hiện kế hoạch hoá dân số được nghỉ và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.

b)    Chế độ trợ cấp thai sản:

 +) Lao động nữ có thai, sinh con, khám thai được hưởng trợ cấp thai sản.

 +) Thời gian nghỉ việc trước và sau khi sinh con là 4 tháng (công việc bình thường); 5 tháng đối với người làm nghề nặng nhọc độc hại, làm việc 3 ca, nơi có phụ cấp khu vực 0,5 và 0,7; 6 tháng đối với người làm nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại hoặc theo danh mục do Bộ LĐTBXH ban hành hoặc nơi có phụ cấp khu vực hệ số 1).

 +) Mức trợ cấp thai sản bừng 100% mức tiền lương đóng góp bảo hiểm xã hội và được trợ cấp thêm 1 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.

c)     Chế độ trợ cấp tại nạn lao động, bênh nghề nghiệp:

- Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tại nạn lao động trong những trường hợp sau:

 +) Trong giờ làm việc, tại nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động.

 +) Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

+ Bị tai nạn trên tuyến đường đi về nhà và từ nơi ở đến nơi làm việc

- Người sử dụng lao động trả các khoản chi phí về y tế và tiền lương từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật cho người lao động.

- Người bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp tuỳ thuộc vào mức độ suy giảm khả năng lao động. Nếu suy giảm từ 81% trở lên mà liệt cột sống, mù hai mắt, cụt hai chân, tâm thần nặng, hàng tháng được hưởng phụ cấp phục vụ bằng 80% mức tiền lương tối thiểu.

d)    Chế độ hưu trí:

- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi đã đóng góp bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên được hưởng chế độ hàng tháng.

- Lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, lao động nam đủ 60 tuổi và đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội được hưởng cùng tỷ lệ lương hưu hàng tháng tối đa do Chính phủ quy định.

- Người lao động hưởng chế độ hưu trí thấp hơn khi:

 +) Người lao động đủ điều kiện về tuổi đời mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng ít nhất đã có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.

 +) Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên chưa đủ tuổi đời nhung ít nhất đã 50 tuổi với nam và 45 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

 +) Người lao động làm công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại theo quy định của chính phủ, đã đóng bảo hiểm xã hội từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

- Người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định trên thì được hưởng trợ cấp một lần.

e)     Chế độ tử tuất:

- Người lao động đang làm việc, người hưởng chế độ hưu trí, hưởng trợ cấp hàng tháng về mất sức lao độn, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi chết thì người lo mai tang phí được nhận tiền mai tang.

- Những người lao động nêu trên, người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm trở lên, khi chết nếu có con chưa đủ 15 tuổi, vợ(hoặc chồng), bố, mẹ đã hết tuổi lao động mà khi còn sống người đó đã trực tiếp nuôi dưỡng, thì những nhân thân này được hưởng chế độ tuất hàng tháng. Trường hợp không đủ điều kiện hưởng chế độ đủ 15 năm thì gia đình được hưởng chế độ tuất một lần nhưng không quá 12 tháng lương hoặc trợ cấp đang hưởng

4.     Tranh chấp bảo hiểm xã hội.

a)     Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động được giải quyết theo các quy định của Bộ luật Lao động.

b)    Tranh chấp giữa người lao động đã nghỉ việc theo chế độ với người sử dụng lao động hoặc với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với với cơ quan bảo hiểm xã hội, giữa người sử dụng lao động với cơ quan bảo hiểm xã hội do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì do Toà án nhân dân giải quyết.

<Back